Push notification là gì? Quan trọng thế nào?

09/10/2020
Push notification là gì?

Nếu bạn đang sở hữu một ứng dụng di động riêng thì bạn cũng biết notification là gì và cách thức hoạt động của chúng ra sao; tuy nhiên, liệu bạn đã sử dụng chúng một cách hiệu quả để đem lại lợi ích cho các chiến dịch app marketing hay chưa?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về Push Notification. Để bạn biết cách tận dụng những lợi thế của nó trong việc cải thiện mobile app của mình nhé!

Push notification là gì? 

Push notification hay thông báo đẩy là một công cụ marketing tuyệt vời cho những ai đã và đang phát triển với việc sở hữu một mobile app với mục đích chính là giữ chân, tăng tương tác với khách hàng…
Mặt khác, khi sử dụng công cụ này. Đòi hỏi phải có chiến lược, và quy trình rõ ràng. Bởi nếu lạm dụng sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, chặn ngay notification. Đây chắc chắn là điều không một ai sở hữu app lại mong muốn xảy ra.

Sự khác biệt giữa push notification và gửi tin nhắn

Có thể thấy, push notification và việc gửi tin nhắn đều có một điểm chung là thông báo được gửi trực tiếp đến thiết bị của khách hàng và hiển thị trên màn hình của họ. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác nhau để phân biệt:  

  • Ký tự
    • Push notification có sự giới hạn về mặt ký tự để xuất hiện được trên màn hình khoá của thiết bị. Bởi vậy, phần thông tin truyền tải càng hấp dẫn, ngắn gọn và xúc tích thì sẽ có khả năng “chạm” ngay tới người dùng, khiến tỷ lệ đọc cao hơn. 
    • Tin nhắn văn bản có thể dài hơn bởi người dùng thường mở nó ra để đọc toàn bộ trong mục tin nhắn. 
  • Chi phí
    • Push notification hoàn toàn miễn phí cho người dùng khi họ mở ra đọc thông tin. Thậm chí còn dẫn link đưa người dùng đến thẳng trang đích hoặc mở ngay ứng dụng ra. 
    • Ngược lại, tin nhắn SMS brand name có chi phí khá cao, thường rơi vào khoảng 300 – 500đ/thuê bao. Vậy nên việc sử dụng SMS không phải là giải pháp tối ưu với ngân sách của các công ty vừa và nhỏ. 

Ngoài ra, chế độ chặn tin nhắn quảng cáo, spam là một trong những bất lợi khi doanh nghiệp sử dụng tin nhắn SMS. Khi đó, push notification lại trở thành lựa chọn thông minh hơn vì người dùng biết chính xác thông tin đến từ ứng dụng đã cài trên máy của mình.

Người dùng có thể chọn tắt hoặc mở thông báo

Nếu như bất lợi của tin nhắn SMS là bị đưa vào tin spam thì với push notification, khách hàng không muốn nhận thông báo sẽ dễ dàng tắt nó đi trong phần cài đặt. 

Mặc dù theo các khảo sát đã thực hiện trước đó, push notification luôn có tỷ lệ mở ra cao hơn. Nhưng nếu gửi những thông tin vô tổ chức, không hữu ích thì chắc chắn sẽ bị phản tác dụng. 

Cụ thể, có đến hơn một nửa người dùng khi tham gia khảo sát cho rằng: push notification gây phiền, khó chịu và họ không hề muốn thấy những thông tin được gửi đến máy của mình. Bên cạnh đó, vẫn có khoảng 26% người dùng thích nhận notification vì họ thích cập nhật tin tức mới đúng với mối quan tâm của mình. Có khoảng 20% người dùng cho rằng push notification giúp họ làm việc năng suất hơn. 

Nói tóm lại, push notification chỉ hoạt động hiệu quả khi nó thực sự đem đến những thông tin giá trị cho khách hàng. 

Tỷ lệ mở notification trên ứng dụng iOS theo các ngành

Như bạn có thể thấy trên biểu đồ, tỷ lệ mở notification khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, người dùng cũng có những nhận thức khác nhau về notification giữa Android và iOS. Về phần này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn ở những bài chia sẻ sau. 

Nên nhớ, không nên push notification quá nhiều vì đây chính là nguyên nhân đưa khách hàng rời xa app của bạn. Hãy lên kế hoạch về thời gian và nội dung cụ thể cho chiến dịch push notification của bạn để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. 

Nhìn vào hình ảnh để biết chuyện gì xảy ra khi bạn gửi thông báo từ 2 đến 5 lần 1 tuần.

Mibxx6aoB52i4Y4rdzVzwowCpbdsIvbwjPqtp P0L TZbVY6LOv0pdlI0FETHrW0FbBIvN835YaqWe3McRZ4IZg 0LVHiGpkYh0Ga3Tloq9Gn2iU55lvViGcA8O04nOfJNYG SnS

Có tới gần một nửa số người dùng quyết định chọn cách không nhận thông báo trong tương lai. Hơn nữa, 32% người dùng ứng dụng sẽ ngừng sử dụng app nếu họ nhận được từ 6 đến 10 thông báo trong một tuần. Thông báo với tần suất quá nhiều chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu và app của bạn.

Vì vậy, hãy đảm bảo 2 yếu tố là chọn lọc thời gian push notification hợp lý và đem đến những nội dung có giá trị cho khách hàng.

Gửi thông báo đẩy dựa trên vị trí của người dùng

Làm sao để push notification không quá thường xuyên? Hãy thử dựa vào vị trí của khách hàng nhé!

Các doanh nghiệp lớn đang phổ biến phương pháp kết hợp công nghệ Geofencing và push notification tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng đã tải app.

* Geofencing (tính năng trong một chương trình phần mềm sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoặc nhận dạng tần số radio (RFID) để xác định vị trí địa lý.

Phương pháp này sẽ thiết lập trên ứng dụng chức năng theo dõi vị trí người dùng (đảm bảo có sự cho phép của họ). Sau đó, có thể dễ dàng push notification dựa trên định vị của khách hàng nếu thấy họ đang nằm trong phạm vi đã chọn. 

Ví dụ: Một người nào đó sống ở Chicago và họ đang đi dạo qua Wrigley Field, quê hương của đội bóng chày Chicago Cubs Major League. Và họ nhận được thông báo này từ SeatGeek.

76Ip0JsQ3IUNa8wDO owe VJYTHY Vo5ASzRshLrmqlSvPZy9WcP9MNAa833AZ WmwJSulyBDZmCkyRoJUC4ThQ3vluvTeSe y

Đây là một thông báo được đánh giá là hiệu quả vì nó đến kịp thời, nhanh chóng, nội dung lại phù hợp với ngữ cảnh. Người dùng đã cài đặt ứng dụng này thì đương nhiên họ phải quan tâm đến thể thao và các sự kiện liên quan.

Họ nhận được thông báo vì họ đang ở gần sân bóng. Giả sử, nếu gửi tin nhắn này cho một người sống ở Florida thì chắc chắn là bị ngó lơ vì người nhận phải bắt máy bay từ Florida để đến xem, hơn nữa, chưa chắc họ đã là fan hâm mộ của Cubs. 

Nội dung của thông báo được viết cũng tốt. Nó không dài dòng nói về Cubs mà tập trung vào chương trình khuyến mãi cho ngày khai trương. SeatGeek thậm chí còn đưa ra giá vé thấp nhất trên nền tảng của họ. Điều này thôi thúc người dùng mở app và mua hàng. Nếu người dùng không nhanh tay, số vé sẽ nhanh chóng vị bán hết.

Push notification giúp nâng cao trải nghiệm người dùng

Push notification tuy chỉ là một trong những công cụ của marketing nhưng nếu biết cách triển khai, bạn có thể tận dụng nó để cải thiện trải nghiệm người dùng. Không cần cầu kỳ, chỉ cần trả lời được đúng 2 vấn đề trước mắt: 

  • Lý do gì khiến người dùng sử dụng app của bạn?
  • Làm thế nào để thông báo đẩy mang đến trải nghiệm tốt cho họ?
D r8j72Hb347thpk3F053SaSFGXMtAlJEKDs4MrMV1s cupH8J CzrWNjNttb977uRKjN AgWgkHIOSBd6nzRQlV5ETx7ViYjWjeLkAoK7KfV3kog2KdUOwYD3BK cOAyCb mthy

App Uber là một ví dụ điển hình. Họ sử dụng thông báo đẩy để giúp người dùng sử dụng app của họ dễ dàng hơn. Dưới đây là ví dụ về một trong những thông báo của họ:

  • Giá cước Uber dựa trên cung và cầu. Vì vậy, nếu người dùng mở ứng dụng để yêu cầu đi xe nhưng thấy giá cao, họ có thể đợi để đặt xe.
  • Khi đó, Uber gửi một thông báo như thế này để giúp người dùng nhận được mức phí thấp nhất có thể, điều này có thể xem là hành động làm tăng giá trị của thông điệp.
  • Có thể thấy rõ, thông điệp cũng là một công cụ quảng cáo, không quá lộ liễu và vẫn nâng cao được trải nghiệm cho khách hàng. 
  • Sau khi yêu cầu chuyến xe, Uber tiếp tục gửi thông báo mang đến thông tin hữu ích cho người dùng. Thay vì để khách hàng đứng chờ đợi trong 10-15’, Uber sẽ cập nhật trạng thái của tài xế và thông tin về biển số xe khi họ bắt đầu rời đi và đang di chuyển.

Chiến lược này cũng hoàn toàn phù hợp với các ngành dịch vụ khác, ví dụ như ứng dụng giao đồ ăn. Thay vì thông báo về tình trạng tài xế, hãy gửi cập nhật về trạng thái đơn hàng cho khách hàng của bạn. Giúp tăng tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng.

Nếu so sánh giữa push notification và gửi email thì tỉ lệ người dùng mở đọc nội dung, click vào đường dẫn và tương tác của push notification cao hơn hẳn.

So sánh tỉ lệ tương tác giữ Push Notification và Email Marketing

Email giờ không còn được ưu ái như trước, bởi vì việc gửi spam quá nhiều khiến ai cũng cảm thấy bị làm phiền nên họ sẽ tắt thông báo email trên thiết bị của mình đi. Ngược lại, push notification khi gửi với “tần suất vừa đủ, đúng nội dung” có thể tạo ra những kết quả bất ngờ cho kết quả kinh doanh. 

Có một vài chú ý khi sử dụng push notification: 

  • Cài đặt gửi thông báo trong thời gian phù hợp, liên tục cải thiện nội dung để tránh gây nhàm chán. 
  • Ngoài khách hàng trung thành, cần quan tâm và chăm sóc cả những khách hàng còn lại. Có thể gửi cho họ mã giảm giá, khuyến mãi để thu hút sự chú ý, kích thích nhu cầu mua sắm cũng như quảng bá thương hiệu của bạn. 

Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Cá nhân hoá là phương thức truyền tải những nội dung đã được cụ thể hoá cho từng đối tượng riêng biệt nhằm thu hút khách hàng, làm cho họ cảm thấy mình đúng là những vị khách đặc biệt của bạn.

Tỷ lệ mở notification dựa và nội dung

Nhìn trên biểu đồ, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, thông báo chứa nội dung được cá nhân hóa có tỷ lệ mở cao hơn rất nhiều so với nội dung chung chung. Và cũng không quá khó để tạo ra được những nội dung cá nhân như vậy khi mà đã có trong tay tệp dữ liệu của khách hàng.  

Ví dụ, bạn có một cửa hàng và sở hữu một app để hỗ trợ bán hàng, bạn có thể tận dụng lịch sử mua sắm của khách để gửi đi những thông báo có giá trị. 

Hoặc, bạn để ý thấy một trong những khách hàng của mình đã mua ván trượt tuyết, kính bảo hộ, mũ len, mũ bảo hiểm trượt tuyết, găng tay và áo khoác trượt tuyết… trong vài tháng qua thì cũng có thể gửi tặng họ một mã giảm giá cho đơn hàng tiếp theo như một lời tri ân. 

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng luôn có liên quan mật thiết đến mức độ tương tác và giữ chân khách hàng. Thông báo đẩy được cá nhân hóa, làm tăng tỷ lệ mở, cuối cùng là giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.

Chú ý đến thiết bị của người dùng

Khi push notification, không phải tất cả các thiết bị đều xuất hiện như nhau.

Ở phần trên, chúng ta đã thấy người dùng Android có tỷ lệ mở thông báo cao hơn so với người dùng Apple. Vậy hãy cùng xem sự khác biệt về tỷ lệ click giữa các nền tảng này.

Tỷ lệ mở notification dựa vào hệ điều hành

Thông báo xuất hiện khác nhau trên mỗi thiết bị, màn hình khóa và trung tâm thông báo.

 

  • Trên thiết bị iOS, các thông báo chỉ xuất hiện trên màn hình khóa, khi người dùng mở khóa, thông báo sẽ biến mất ngay khi họ chưa hề mở app đọc nội dung.
  • Còn trên Android, thông báo sẽ ở trên màn hình khóa đến khi nào người dùng mở nó lên. Nếu người dùng không mở thông báo, họ sẽ phải xóa thông báo đó theo cách thủ công.

Không chỉ trên hai thiết bị, thậm chí cùng một nền tảng, nhưng thông báo vẫn xuất hiện các biến thể khác nhau. Ví dụ: hãy xem sự khác biệt giữa các thông báo từ hai thiết bị iOS này.

Hai người cùng sử dụng thiết bị iOS nhưng có thể thấy hai thông báo lại hiển thị khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy thiết bị Android có ưu thế là sở hữu tỷ lệ mở cao nhưng iOS lại mở thông báo nhanh hơn gấp bảy lần.

Kết luận

Sau khi tham khảo bài viết này, chắc hẳn mỗi người cũng đã có những kế hoạch riêng về việc sử dụng push notification rồi đúng không nào. 

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của chúng thì phải luôn có một kế hoạch thật cụ thể và nên lưu ý 1 vài điểm sau: 

  • Lựa chọn thời gian gửi thông báo sao cho phù hợp để tránh gây phiền cho người dùng. 
  • Nội dung push notification cần ngắn gọn, xúc tích và nên được cá nhân hoá cho từng cá nhân, nhóm khách hàng dựa trên dữ liệu người dùng.
  • Gửi push notification dựa trên vị trí người dùng để nâng cao trải nghiệm và tăng giá trị cho thương hiệu. 
  • Chú ý đến hệ điều hành cũng như thiết bị được chọn để gửi thông báo. 

Hy vọng, với những thông tin hữu ích bên trên sẽ giúp cho mọi người có được nhiều góc nhìn khác nhau trong việc lựa chọn sử dụng push notification.

Tham khảo thêm bài viết về deep link: Deep link là gì? Tăng tương tác và tỉ lệ chuyển đổi qua deep link như thế nào?