Tạo app bán hàng, ứng dụng tích điểm chăm sóc khách hàng

26/11/2020

Tình hình thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 có gì đáng chú ý?

Năm 2019, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiến hành khảo sát trên 4.000 doanh nghiệp trong cả nước từ tháng 9 tới tháng 11/2019. Trong số đó có 3.945 phiếu khảo sát hợp lệ được dùng làm số liệu thống kê xây dựng Báo cáo. 

Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cuộc khảo sát lần này (26% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ); tiếp đó là nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (16%) và công nghiệp chế biến, chế tạo (10%).

Mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử ngày càng lên ngôi trong năm 2019 với những con số khá ấn tượng. Đối với việc kinh doanh trên mạng xã hội, có 39% doanh nghiệp tham gia trao đổi, mua bán. Trên các sàn thương mại điện tử thì 17% cho biết có kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử, đạt tỷ lệ cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. 

Người tiêu dùng thông minh cũng đang thay đổi cách thức tìm kiếm và mua sắm từ phương thức truyền thống sang những trải nghiệm mới tiện dụng hơn và thiết bị di động đã trở nên phổ cập. Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2019 chỉ tăng nhẹ so với năm trước, từ 14% năm 2018 lên 16% năm 2019. 

Nvqny9PE1WAvfqnY 43o5jMbHegJGjQb6zKdNEKpL95 Nfj5hKm4n kTprBeFnEzZAPDXFITR5s4CMb 7vu11 yhdQozW7QGnOybK0lr26SL3qG8udpTTrGPSNn JecjmJOnX CY
Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán háng trên thiết bị di động qua các năm

Một con số đáng chú ý hơn cả đó là có tới 50% doanh nghiệp cho biết rằng họ đã cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động, 38% doanh nghiệp có triển khai chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua hàng hoá/dịch vụ và 53% doanh nghiệp cho biết có nhận đơn đặt hàng thông qua ứng dụng bán trên thiết bị di động. Các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với các năm trước đó.

l7LGnxIN7LjxDHf udet6lAu6nve78x61B2nMJ5RWKbopgaKOkLYAUHVEFVu4Gy43SYpiSWooRLdhT7WLGRzi3B qy4sQq a
Tỷ lệ doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động qua các năm

Điểm danh những app bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam

Việc phổ biến của smartphone, của những công cụ marketing 4.0 đã giúp cho công nghệ tiếp cận được người dùng nhiều hơn. Từ đó, những cái tên như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada, Bách Hoá Xanh,…đều trở nên không còn xa lạ đối với chúng ta. 

Có thể thấy, trong nhóm những app thương mại điện tử thịnh hành tại Việt Nam hiện nay, Shopee vẫn là đơn vị gặt hái được nhiều thành công nhất trên thị trường và chiếm đại đa số thị phần về mình.

Theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật vào ngày 03/03/2020 cho thấy Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 38 triệu lượt/tháng. 

Theo sau lần lượt là Thegioididong với 28 triệu lượt/tháng, Sendo với 27.2 triệu lượt/tháng, Lazada với 27 triệu lượt/tháng và Tiki với 24.5 triệu lượt/tháng.

Điểm nổi trội của Shopee từ năm 2018 là việc tập trung đầu tư vào các hoạt động thu hút khách hàng sử dụng ứng dụng nhiều hơn. Họ phát triển ứng dụng di động với giao diện gọn gàng, thiết kế UI/UX thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng và có liên kết nhanh đến từng tính năng. Dường như, việc cá nhân hoá trải nghiệm người dùng đã được shopee vô cùng chú trọng. Điều đó có thể thấy rõ ở:

  • Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, kết hợp cùng giao diện trực quan phù hợp với trải nghiệm của cả người mua và người bán ngay từ khi Onboarding. 
  • Mô hình kinh doanh khác thường và các dịch vụ gia tăng giá trị cho người dùng. 

Tuy rằng sàn thương mại điện tử đều được các nhà phát triển ứng dụng chú trọng, song nếu là chủ cửa hàng bán lẻ, thì các sàn giao dịch này không hẳn là một môi trường lý trưởng cho họ xây dựng và phát triển thương hiệu. Có vô số các nhà bán lẻ cùng tham gia quảng cáo sản phẩm trên đó, nên để người dùng tìm thấy sản phẩm của bạn là một điều không dễ dàng. 

Khác với app thương mại điện tử, việc tạo app bán hàng của riêng mình giống như Bách Hoá Xanh có lợi thế lớn hơn cả là tránh được việc “cạnh tranh ở cùng 1 mặt hàng”. Thử tải app Bách Hoá Xanh về trải nghiệm, sẽ dễ dàng thấy “chỉ có các sản phẩm do Bách Hoá Xanh cung cấp mới có mặt trong danh mục của app”.

Xu hướng ecommerce năm 2020: mua sắm online lên ngôi

Theo hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, có tới 50% doanh nghiệp cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên app bán hàng online và website. 20% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết thời gian trung bình người dùng ở lại trên ứng dụng là 20’, đa số khách hàng vẫn truy cập từ 5-10’ (chiếm 35%) và dưới 5’ (chiếm 31%). 

Nhìn lại giai đoạn diễn ra Covid-19 vừa qua, hẳn mỗi chúng ta đều thấy rõ sự chuyển dịch từ việc mua hàng offline qua online khi mà lượng người đến trực tiếp các siêu thị, trung tâm mua sắm sụt giảm hẳn. Chính điều này đã “đánh một đòn” khá mạnh khiến cho các doanh nghiệp thức tỉnh, thay đổi hẳn về định hướng phát triển. Những cửa hàng trước kia chỉ loanh quanh với những vị khách offline, thì giờ cũng mò mẫm lên các app bán hàng, các sàn thương mại điện tử để tìm tòi, nghiên cứu học cách làm.

Theo khảo sát từ Smart Insights, khách hàng muốn mua hàng online thay vì phải đến cửa hàng:

  • Mua sắm mọi lúc mọi nơi (58%)
  • Dễ dàng so sánh giá cả (54%)
  • Mua hàng online rẻ hơn rất nhiều (46%)
  • Tiết kiệm thời gian (40%)
  • Không cần phải tốn thời gian đến cửa hàng (39%)
  • Có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm hơn (29%)
  • Có miễn phí vận chuyển (29%)
  • Dễ tìm được những mặt hàng hiếm (20%)
  • Muốn tránh xa các đám đông(15%)
  • Không muốn xếp hàng chờ tính tiền (11%)

Hiện nay thì người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang mua hàng trên nhiều nền tảng khác nhau và đang hình thành nên “thói quen mua hàng online”. Họ luôn mong muốn doanh nghiệp phải cho ra mắt nhiều sản phẩm hơn nữa, mẫu mã và các dịch vụ hậu mãi nên cải thiện tốt hơn. 

Bà Yến Ngô – chuyên gia thương mại điện tử chia sẻ trên báo Doanh Nhân Việt Nam

Đây là sự chuyển dịch từ thương mại điện tử đơn thuần sang thương mại điện tử khám phá đòi hỏi doanh nghiệp phải biết để đáp ứng. Truyền cảm hứng cho khách hàng là bước đầu tiên của thương mại khám phá

Bà Yến Ngô – chuyên gia thương mại điện tử chia sẻ trên báo Doanh Nhân Việt Nam

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng từng chia sẻ rằng:

Để bán hàng online thì mỗi doanh nghiệp không nhất thiết phải phụ thuộc vào một số kênh, mà họ hoàn toàn có thể tạo app bán hàng riêng cho mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội, cũng như tránh lệ thuộc quá nhiều vào “người khổng lồ” như Facebook hay Google.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)

App bán hàng là gì? 

App bán hàng hay còn được gọi là ứng dụng bán hàng là một ứng dụng được thiết kế để hoạt động trên điện thoại thông minh. 

App bán hàng có những tính năng gần giống với website bán hàng; tuy nhiên, app bán hàng lại có những ưu điểm vượt bậc hơn một trang web bán hàng thông thường vì chúng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng bất cứ lúc nào qua tính năng push notification

Với sự bùng nổ của thời đại số, người người sở hữu điện thoại thông minh, nhà nhà sắm điện thoại thông minh, việc sở hữu 1 chiếc điện thoại thông minh không còn quá khó khăn khi mà các mẫu điện thoại giờ đây có giá cả rất phải chăng. Hệ điều hành iOS và Android cũng là hai hệ điều hành phổ biến nhất hiện tại.

App bán hàng đang dần trở nên xu thế mua sắm online vì tính tiện dụng của chúng, thay vì phải nhập địa chỉ trang website dài ngoằng để truy cập trang website bán hàng, thì chỉ cần 1 thao tác đơn giản là khách hàng đã tiếp cận được với cửa hàng của bạn.

Hãy cùng tìm hiểu tại sao các doanh nghiệp nên thiết kế app bán hàng cho riêng mình.

Nâng cao giá trị thương hiệu

mapp tạo ứng dụng bán hàng tạo app bán hàng
Tạo app bán hàng với mAPP

Giá trị thương hiệu hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là giá trị về mặt tài chính của thương hiệu đó. Người mua sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho thương hiệu của bạn.

Ví dụ: 

  • Starbucks là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới. Năm 2019, thương hiệu Starbucks được định giá khoảng 11,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,52 tỷ đô la Mỹ so với năm trước. (Theo số liệu Brand value of Starbucks worldwide from 2010 to 2019)

Tại sao phải “Nâng cao giá trị thương hiệu” của mình? Có rất nhiều lý do khác nhau khiến cho người làm kinh doanh bắt buộc phải thực hiện công việc này. Đơn giản nhất có thể nhắc đến đó là tạo ra điểm nhấn, nâng tầm giá trị cũng như sự khác biệt giữa mình và đối thủ trên thị trường.

Lấy một ví dụ đơn giản của một thương hiệu Việt khá nổi tiếng ngành F&B mà ai cũng biết đó là The Coffee House. 

  • Tháng 6/2016, thương hiệu này tung ra ứng dụng di động riêng – ứng dụng bán hàng của mình, khi mà tại thời điểm đó, rất ít người mua hàng hay đặt hàng qua ứng dụng, đặc biệt là trong ngành F&B. Sau hơn 2 năm, ứng dụng The Coffee House nay đã được hơn 100.000 lượt tải xuống và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng.
  • Với tinh thần học hỏi từ những brand lớn trong thị trường như Starbucks,… ứng dụng mobile của The Coffee House tích hợp những tính năng như push notification, tích điểm thành viên, đặt hàng và giao hàng, địa điểm của các cửa hàng, coupon,… giúp cho The Coffee House có thể tiếp cận với người dùng một cách nhanh chóng, tiết kiệm, kích thích điều hướng khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của The Coffee House (thông qua các chương trình khuyến mãi gửi đến cho khách hàng qua push notification hay chương trình tích điểm đổi thưởng,..). Đây cũng là cách Branding cho hãng, ứng dụng khi được tải về và nằm trong di động của người dùng sẽ “vô tình” lưu lại thương hiệu của hãng vào tâm trí người dùng.

(Nguồn: Mô hình kinh doanh của chuỗi cửa hàng cà phê The Coffee House)

Việc tạo ứng dụng của The Coffee House ban đầu hẳn cũng gặp nhiều khó khăn trong việc làm sao để khách hàng cài đặt về máy, truyền thông như nào cho khách có thói quen sử dụng app mua hàng online hay sử dụng số điểm tích lũy sau khi mua hàng ra sao. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì phát triển, ứng dụng bán hàng này của The Coffee House đã một phần nào đó giúp cho thương hiệu của họ ngày càng có giá trị hơn, được nhiều người biết đến hơn và trở thành case study khá nổi trong việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh F&B.   

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Cải thiện trải nghiệm người dùng – customer experience là quá trình làm sao để cho người dùng thấy được những thứ tốt nhất mà một ứng dụng có thể mang lại cho họ. Trải nghiệm người dùng tốt không chỉ làm khách hàng nhớ đến sản phẩm, thương hiệu mà còn là một trong những bước quan trọng tăng tệp khách hàng trung thành cho mỗi doanh nghiệp. 

Dưới đây là một số thống kê trải nghiệm khách hàng rất đáng quan tâm:

  • Trải nghiệm của khách hàng được coi là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt của thương hiệu vào năm 2020,
  • 1 trong 3 người quyết định rời bỏ thương hiệu mà họ yêu thích chỉ sau 1 lần có trải nghiệm không tốt
  • Khách hàng sẵn sàng chi trả số tiền nhiều hơn 13% (và cao nhất là 18%) cho các dịch vụ sang trọng và thư giãn, chỉ đơn giản bằng cách trao cho họ những trải nghiệm tuyệt vời,
  • 49% khách hàng đã quyết định mua hàng trong ngẫu hứng sau khi nhận được những trải nghiệm được cá nhân hóa.
  • Những khách hàng đánh giá dịch vụ trải nghiệm khách hàng với điểm số cao (tức 10/10) sẽ chi trả nhiều hơn 140% và trung thành với doanh nghiệp trong tối đa 6 năm.

Có 1 vài lưu ý để trải nghiệm khách hàng tốt hơn khi họ sử dụng app như: 

  • Ứng dụng mở ra chỉ trong 1-2s là có thể dùng được.
  • Đăng ký dễ dàng để trải nghiệm các tính năng khác.  
  • Icon, sản phẩm hay bài viết tin tức sắp xếp dễ nhìn, có khoa học. 
  • Thời gian và tốc độ chuyển từ thao tác này sang thao tác khác nhanh gọn, không mất nhiều thời gian.  

Trải nghiệm của người dùng càng tốt bao nhiêu thì sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh bấy nhiêu. 

Tham khảo 7 chiến lược cải thiện trải nghiệm khách hàng

Chăm sóc khách hàng cũ với chi phí 0Đ

Khách hàng là “nguồn sống” của mỗi doanh nghiệp. Việc tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ luôn là bài toán nan giải khiến mỗi doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian và nhân lực để tìm hướng giải quyết. 

Một số doanh nghiệp lựa chọn sử dụng data số điện thoại để gọi chăm sóc cho khách cũ, số khác vẫn thường gửi email hỏi han, nhắc nhở tới từng khách hàng. Tuy rằng cả 2 công cụ này vẫn đem lại hiệu quả, song khả năng nằm trong blacklist hay thư rác mà bạn không hề hay biết khá cao.  

Hiện nay, chuyển đổi số đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ cho hầu hết các doanh nghiệp. Việc thiết kế app bán hàng mang thương hiệu riêng cũng đã nằm trong kế hoạch phát triển của không ít doanh nghiệp. 

Tạo app bán hàng đồng nghĩa với việc tăng thêm kênh tương tác, tiếp cận với khách hàng cũ và mới. Chi phí app bán hàng cũng không phải quá đắt đỏ nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang dần bắt tay vào việc tạo thiết kế app bán hàng riêng của mình. 

Chăm sóc khách hàng cũ với chi phí 0đ bằng app bán hàng? 

“Zero cost Marketing” hay còn được biết đến là “Marketing 0 đồng” – hình thức marketing mà người trong ngành thường nói phải “thắt lưng buộc bụng” làm để tiết kiệm chi phí ít nhất có thể. 

Sau khi tạo app bán hàng thì marketing với chi phí 0đ ở đây chính là việc tận dụng hoạt động của tính năng Push Notification trên app để chăm sóc và tương tác với toàn bộ khách hàng của bạn. 

Push notification gửi thông báo trực tiếp đến từng khách hàng khi họ đã cài đặt app trên điện thoại. Thông tin càng được cá nhân hoá thì càng khiến cho khách hàng có trải nghiệm tốt hơn, làm cho họ cảm thấy mình đúng là những vị khách đặc biệt của bạn. 

Khi sử dụng Push Notification, cần phải có quy trình và chiến lược thật rõ ràng. Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Cài đặt thời gian gửi thông báo phù hợp. 
  • Liên tục thay đổi, làm mới nội dung push notification để tránh gây nhàm chán.
  • Cá nhân hoá nội dung cho từng đối tượng, từng nhóm khách hàng. 
  • Nên dựa trên vị trí người dùng để nâng cao trải nghiệm và tăng giá trị cho thương hiệu. 
Xem thêm bài viết về Push Notification tại đây! 

Các bước triển khai và thiết kế app bán hàng cho khách hàng

Để triển khai một ứng dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và người dùng là một công việc không hề đơn giản. Vì vậy, trước khi bắt tay vào mỗi dự án, cần phải có các bước làm và quy trình thật rõ ràng.

Nghiên cứu về lĩnh vực, logistic, mô hình kinh doanh và tập khách hàng

Thông thường, mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc điểm, tính chất và yêu cầu khác nhau. 

Ví dụ: 

  • Nếu tạo app cho lĩnh vực Spa – thẩm mỹ làm đẹp thì cần phải xem doanh nghiệp có bao nhiêu chi nhánh? Quy trình làm đẹp sẽ trải qua những bước nào? Cần thể hiện tính năng gì trên app để khách hàng dễ dàng sử dụng khi cài đặt trên điện thoại. 
  • Nếu thiết kế app dành cho lĩnh vực F&B thì không thể nào bỏ qua tính năng đặt chỗ/đặt bàn, chọn món ăn, giao hàng. 

Nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ từng lĩnh vực của khách hàng sẽ giúp hiểu được quy trình vận hành, nhu cầu của khách hàng để từ đó việc thiết kế app trở nên dễ dàng hơn, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Tiếp nhận yêu cầu về kĩ thuật, design, hiển thị sản phẩm,…

Yêu cầu về kỹ thuật có thể kể đến đó là tốc độ load của hình ảnh nhanh/chậm ra sao, thời gian và tốc độ chuyển animation để nâng cao trải nghiệm khách hàng, có tích hợp tính năng như cổng thanh toán hay không hoặc yêu cầu nhập/xuất dữ liệu, kết nối API giữa 2 bên được thực hiện ra sao. 

Ở phần design, app bán hàng online mang thương hiệu riêng sẽ có giao diện người dùng và giao diện quản trị như thế nào? Phần icon, layout, màu sắc thương hiệu chủ đạo và sắp xếp hình ảnh sản phẩm ra sao,…

Trong giai đoạn này, bộ phận sales đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì họ sẽ là cầu nối giữa khách hàng và team kỹ thuật. Sales cần thu thập toàn bộ yêu cầu tạo app bán hàng của khách (bao gồm cả những lưu ý của khách) để truyền đạt và làm việc lại với team kỹ thuật, design, sau đó mới bắt tay vào thực hiện phiên bản app demo. 

Tạo app bán hàng và tích điểm với mAPP
Tạo app bán hàng và tích điểm với mAPP

Design phiên bản app bán hàng demo theo yêu cầu của khách hàng

Công việc này đòi hỏi sự tập trung và kinh nghiệm dày dặn của đội thiết kế bởi vì thiết kế app bán hàng sẽ có yêu cầu khắt khe hơn so với các thiết kế về sản phẩm khác, đặc biệt là phải chú ý về mặt giao diện UI/UX. Thông thường, bản demo app được bạn designer thực hiện bằng hình ảnh trên Figma. 

Phiên bản demo này cũng liên quan mật thiết đến 2 yếu tố “Giao diện người dùng – UI” và “Trải nghiệm khách hàng – UX”. Tức là phần design này sẽ thể hiện toàn bộ về hình ảnh hiển thị sản phẩm, màu sắc,  luồng hoạt động của các thao tác, thậm chí là phải nghiên cứu kỹ thêm hành vi của khách hàng để xây dựng lên phiên bản demo hoàn thiện nhất.   

Bắt tay vào build app bán hàng theo yêu cầu từ khách hàng

Phiên bản design hoàn thành được khách hàng kiểm tra, đóng góp ý kiến và hoàn thiện. Sau đó, dựa trên design đã chốt với khách hàng, đội ngũ các bạn kỹ thuật viên sẽ tiến hành xây dựng app bán hàng thành một ứng dụng hoàn chỉnh.  

Test lỗi staging và production đồng thời khắc phục các lỗi, hoàn thiện app bán hàng

Phần công việc này liên quan đến nghiệp vụ chính của các Tester – người nắm vững các kiến thức tổng quát, các công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển phần mềm. Các tester sẽ xem xét xét – kiểm tra – phân tích đánh giá các yêu cầu và thông số kỹ thuật. Đồng thời, họ cũng sẽ báo những lỗi bug xuất hiện để team kỹ thuật kịp thời khắc phục.

Staging: là một thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành. Môi trường này được tạo ra để kiểm tra code, các bản build và cập nhật nhằm đảm bảo chất lượng của ứng dụng khi xây dựng. Có thể hiểu đơn giản đây là nơi làm việc, trải nghiệm của đội kỹ thuật. 

Production: là môi trường, giao diện dành cho khách hàng. Sau khi app được hoàn thiện, khách hàng sẽ thao tác, trải nghiệm và vận hành app của mình trong môi trường production này. 

Bàn giao ứng dụng và training khách hàng sử dụng sản phẩm

Sau khi đã trải qua các bước triển khai trên, khách hàng sẽ được bàn giao toàn bộ tài khoản, ứng dụng để toàn quyền sử dụng. Đồng thời, đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ để bạn có thể tự mình thao tác quản lý toàn bộ thông tin, sử dụng thành thạo các tính năng của app bán hàng riêng. 

Tạo app bán hàng sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Nó là sản phẩm được xây dựng và hoàn thành dựa trên sự kết hợp của các bộ phận từ sale, designer, tester hay dev. Càng ngày, công đoạn thiết kế app bán hàng ngày càng được rút gọn để sản phẩm được tạo ra nhanh hơn mà vẫn chất lượng. 

Tiếp tục theo dõi bài viết để xem còn điều gì cần lưu ý khi tạo app bán hàng nhé!   

Để kiểm tra xem app bán hàng đã sở hữu các tính năng cần thiết nhất hay chưa, bạn có thể dựa vào checklist gợi ý như sau: 

  • Tạo tài khoản người dùng dễ dàng và nhanh chóng

Trải nghiệm khách hàng có tốt hay không? Đánh giá hài lòng của họ có dành cho bạn hay không phụ thuộc khá nhiều vào những bước đầu tiên khi sử dụng app. Bởi vậy, khi thiết kế app riêng cần chú ý ngay từ bước đầu tạo tài khoản, đăng nhập hệ thống; làm sao để mọi thao tác thật đơn giản và dễ dàng.  

  • Chương trình dành cho khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

Tính năng này tạo ra nhằm mục đích chính là chăm sóc cho tệp khách hàng đã mua hàng, khách hàng trung thành với doanh nghiệp của bạn.

  • Hỗ trợ đa dạng các phương thức thanh toán

Các khách hàng đều muốn việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Nên mỗi một app tối thiểu cần liên kết với các phương thức thanh toán thông dụng nhất. 

Ví dụ như các ứng dụng của mAPP đều được kết nối ít nhất với các cổng thanh toán như Momo, cổng thanh toán (thẻ nội địa/quốc tế) hoặc ví riêng của chủ app.

  • Gửi thông báo trên app (Push notification)

Push notification là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực không chỉ cho marketing cá nhân hoá mà còn cả sales. Công cụ này cho phép doanh nghiệp gần gũi và tương tác với khách hàng của mình nhiều hơn thông qua các tin nhắn, các bộ sưu tập mới…

  • App xây dựng riêng cho từng thương hiệu

App nên được xây dựng với logo thương hiệu riêng, màu sắc riêng để khách hàng dễ nhận diện được tên của bạn. 

  • Tích hợp  với các mạng xã hội

Các mạng xã hội là công cụ mạnh và lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ. Việc có thể tích hợp vào app và tận dụng công cụ này để tăng số lượng người dùng lên là điều cực kỳ hữu ích. 

  • Giao diện thân thiện, trải nghiệm người dùng tốt

Nếu một doanh nghiệp thực sự muốn có sự tăng trưởng trong kinh doanh, thì điều đầu tiên là nên quan tâm là việc giữ chân người dùng. Mà muốn giữ chân được người dùng thì trước tiên phải làm được giao diện app thân thiện, dễ sử dụng để hướng đến một trải nghiệm tốt cho khách hàng. 

  • Dễ dàng gửi đánh giá và feedback

Tính năng này giúp cho doanh nghiệp cải thiện app bán hàng hoặc sản phẩm của mình thông qua những nhận xét, đánh giá từ chính người dùng. 

  • Danh sách sản phẩm yêu thích

Ngày nay, danh sách sản phẩm yêu thích là một trong những tính năng không thể thiếu của một app bán hàng bởi vì danh mục sản phẩm của mỗi doanh nghiệp có thể lên đến con số vài trăm mẫu khác nhau. Việc đưa ra danh sách sản phẩm yêu thích không chỉ giúp doanh nghiệp hướng người dùng đến những sản phẩm chủ lực của mình mà còn giúp khách hàng dễ dàng mua sắm hơn. 

  • Đồng bộ hoá

Tính năng này hữu dụng dành cho nhà phát triển app để dễ dàng đồng bộ các danh mục sản phẩm từ website sang app mà không cần phải tốn nhiều thời gian. 

App bán hàng mang đến giá trị cho doanh nghiệp và cả khách hàng

Mobile app ngày càng phát triển và trở thành yếu tố thiết yếu cho các doanh nghiệp thời 4.0. Nếu như bạn muốn tạo app bán hàng riêng cho thương hiệu của mình, thì đừng nên bỏ qua list các tính năng cần thiết đã liệt kê bên trên. Đồng thời, có những giá trị mà app sẽ mang lại cho doanh nghiệp và cả khách hàng của bạn như sau:  

  • Chăm sóc khách hàng trung thành 

Mặc dù app chỉ là phiên bản thu nhỏ của website nhưng nó lại có khả năng mang tính cá nhân hoá cao khi khách hàng sử dụng. App cũng là công cụ marketing để mỗi doanh nghiệp sử dụng nó cho việc chăm sóc các khách hàng cũ, những người đã thường xuyên mua và trở thành những khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn. 

  • Phủ sóng, nhận diện thương hiệu

Tạo app bán hàng riêng cũng giống như việc mở rộng kênh tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nếu như có kế hoạch để tận dụng hết các tính năng của app bán hàng ví dụ như tính năng thông báo, đánh giá, chăm sóc khách hàng,…thì app hẳn là công cụ “quyền năng” của mỗi thương hiệu.

  • Thu thập Data

Data (dữ liệu) sẽ dễ dàng thu thập thông qua việc tạo app bán hàng. Nguồn data này có thể đến từ email, số điện thoại, facebook,…tuy nhiên tuyệt đối tuân thủ các quy tắc bảo mật trong suốt quá trình sử dụng để không gây phiền toái cho khách hàng. 

  • Công cụ marketing chi phí thấp

Push notification là tính năng hỗ trợ đắc lực cho việc marketing khách hàng cũ và mới của mỗi doanh nghiệp. Push notification truyền tải những thông điệp có giá trị và điều hướng chính xác đến từng nhóm khách hàng riêng biệt. 

Đón đầu xu hướng marketing 4.0 với app bán hàng

Marketing 4.0 là hình thức marketing kết hợp cả online và offline hỗ trợ tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng (Theo như Philip Kotler – tác giả của cuốn sách Marketing 4.0 Moving from Traditional to Digital). Có thể ngày nay, hình thức marketing này có chút thay đổi từ 4P truyền thống (Product, Price, Promotion, Place) sang 4C (Co-creation, Currency, Community, Conversation), song dù có thay đổi như nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là hướng về người dùng, về khách hàng và về doanh thu cho doanh nghiệp. 

Dễ dàng nhận thấy, những thay đổi và tác động mạnh mẽ từ người dùng đã tạo nên cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Thêm vào đó, quá nhiều yếu tố nảy sinh khiến cho khách hàng có vô số lựa chọn trước khi bắt đầu hành vi mua sắm. Điều này cũng đòi hỏi người làm marketing cần có cái nhìn xa hơn và sâu sắc hơn trong quá trình làm việc. 

Tạo app bán hàng hay thiết kế ứng dụng bán hàng cũng là một trong số những chiến lược hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp phát triển. 

Dựa trên những ưu điểm mà một app bán hàng mang thương hiệu riêng có thể đem lại thì chắc hẳn không doanh nghiệp nào bỏ lỡ cơ hội tiếp cận gần hơn đến đối tượng khách hàng của mình đúng không nào. 

mAPP – Giải pháp sở hữu app bán hàng với giá cả phải chăng

Ứng dụng tạo app của mAPP được tạo ra sau cả một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng thói quen, hành vi người dùng và những yêu cầu cần thiết nhất của một doanh nghiệp, để tạo ra app bán hàng với tính năng hữu ích nhất, hỗ trợ tối đa cho việc kinh doanh, phát triển của các doanh nghiệp. 

Một app thuần bán hàng của mAPP sẽ cho khách hàng của bạn các trải nghiệm: 

  • Chọn lựa và cập nhật thêm sản phẩm dễ dàng khi thao tác trên app.
  • Tích điểm để thăng hạng thành viên sau mỗi lần mua sắm, sử dụng dịch vụ.
  • Trực tiếp đóng góp ý kiến, đánh giá của mình để cải thiện dịch vụ.
App bán hàng và phần mềm CRM quản lí khách hàng
App bán hàng và phần mềm CRM quản lí khách hàng

Nhờ những tính năng này của App mà doanh nghiệp lại càng dễ dàng hơn trong việc quản lý các thông tin, dữ liệu từ khách hàng của mình. 

  • Dựa vào lịch sử đơn hàng, sử dụng dịch vụ của khách, doanh nghiệp có thể kịp thời chăm sóc và đưa ra các gói dịch vụ, sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại của họ. 
  • Thông tin khách hàng được bảo mật, chỉ duy nhất doanh nghiệp có quyền sở hữu và quản lý chúng. 
  • Phân quyền quản lý, phân chia nội dung công việc cho từng bộ phận liên quan mà không mất nhiều thời gian. 
  • Chi phí tạo app và xuất bản chúng lên cửa hàng ứng dụng cực kỳ tiết kiệm và hợp túi tiền của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ từ 249K/tháng.

Tuy nhiên, cũng đừng lo nếu bạn có những yêu cầu đặc biệt hơn về app riêng của mình. Chỉ cần dành chút thời gian setup lịch hẹn cùng các kỹ sư của mAPP, họ sẽ lắng nghe và cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển doanh nghiệp của bạn.  

Thông tin liên hệ:

Hồ sơ năng lực mAPP

Đội ngủ tư vấn, thông tin liên hệ

hello@mapp.vn
55 - 57 Nguyễn Văn Giai
Ha Vinh Building
District 1, Dakao Ward, HCM City 71007, Vietnam
Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday08:30 – 17:30
0962765298

——-

Tham khảo thêm ebook về thương mại điện tử Việt Nam tại đây

(Theo các số liệu thống kê trong “Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt nam 2020” – Tác giả: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam)