App bán hàng – xu thế phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới

12/05/2020

Nếu như lấy khách hàng là “trung tâm thương mại lớn” thì việc tự tạo app bán hàng cũng giống như việc thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc để tối ưu tương tác và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Hơn nữa, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, nên việc triển khai thiết lập các ứng dụng trên di động ngày càng cần thiết để bắt kịp xu hướng.

Câu hỏi đặt ra ở đây là “Có nhất thiết chạy theo việc làm app bán hàng để thay đổi và đẩy mạnh doanh số bán hàng?”. Cân nhắc về câu trả lời, đưa ra quyết định sáng suốt nhất, hãy tham khảo qua bài viết này của mAPP.

Dễ dàng truy cập các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ngay trên điện thoại

Smartphone hiện nay gần như được xem là “vật bất ly thân” không chỉ của mỗi giới trẻ mà còn của mọi lứa tuổi. Sự phong phú trong kho ứng dụng và tính năng mở rộng khiến nó trở nên không thể thiếu trên tay mọi người. Chính vì lẽ đó, các sản phẩm – dịch vụ khi được thu lại gọn nhẹ trên chiếc di động thông minh giúp người dùng dễ dàng tiếp cận ở mọi lúc, mọi nơi. 

Thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng

  • 90% Người dùng dành thời gian lướt trên các Mobile app.
  • 78% Khách hàng được hỏi cho biết họ yêu thích việc mua sắm trên app hơn so với truy cập vào cửa hàng trên trình duyệt mobile.
  • 2/3 Trafic của các nền tảng e-Commerce hiện nay đến từ Mobile App.

Đây rõ ràng là những con số rất đáng lưu tâm đối với doanh nghiệp vì nó có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu, định hướng và phát triển chiến lược lâu dài nhằm kéo khách hàng quay trở lại. 

xay dung app mobile xu the phat trien cua doanh nghiep trong nhung nam toi00002

App bán hàng giúp doanh nghiệp xây dựng, quản lý và chăm sóc tệp khách hàng

Việc xây dựng, quản lý và chăm sóc cho từng khách hàng sẽ được triển khai ngay khi khách hàng tải app về và sử dụng. Các thao tác tìm kiếm hay hành vi mua hàng trở thành những dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp có cơ sở thấu hiểu khách hàng của mình hơn. Ngoài ra, các chiến lược marketing, quảng cáo thương hiệu hay chương trình ưu đãi, khuyến mãi sẽ được đưa ra để lôi kéo, thu hút, “biến” khách hàng trở thành fan cứng. 

Tăng trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) là nhận thức của khách hàng về sản phẩm, công ty thông qua tất cả các tương tác của khách hàng đó với doanh nghiệp. Không chỉ dừng ở việc xem xét sản phẩm thụ động, khách hàng còn muốn nhận được sự chủ động từ phía doanh nghiệp để giải quyết các vướng mắc về mối quan tâm của họ trước khi đưa đến quyết định mua hàng. 

App bán hàng riêng biệt sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện điều này bằng các tính năng: tích điểm, đổi ưu đãi, event tặng quà hay đánh giá, khảo sát khách hàng để từ đó cải thiện và mang lại trải nghiệm thoải mái nhất cho người dùng.

app bán hàng giúp doanh nghiệp xây dựng, quản lý và chăm sóc tệp khách hàng 

Tác động của dịch vụ 5G

Dần thay thế cho 4G, tốc độ vượt trội của 5G hoạt động vào cuối năm 2020 được dự đoán sẽ tạo ra những bước ngoặt mới cho ngành công nghệ thông tin. Các nhà phát triển kỳ vọng sẽ cho ra đời nhiều ứng dụng với các tính năng vượt trội, bảo mật dữ liệu cao, chơi game 3D,…và tăng cường tính thực tế nhiều hơn nữa. Điều này là một trong số những lý do tác động đến việc chuyển đổi của người dùng từ web sang app bán hàng một cách mạnh mẽ hơn.

Đa số người dùng đã quá quen thuộc với các app công nghệ như Gojek, Grab, be hay các app giao đồ ăn như Beamin, Now, Loship… Điều này một phần tác động đến suy nghĩ chỉ các thương hiệu lớn mới cần có app bán hàng, thương hiệu nhỏ thì hoàn toàn không cần thiết. 

Nhưng nếu nghiêm túc suy xét lại từng khía cạnh được – mất khi đầu tư cho một app bán hàng riêng biệt. mAPP tin chắc các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ mở lòng hơn, có cái nhìn tích cực hơn khi sở hữu một ứng dụng riêng, tạo lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt cho chính mình với ngành hàng và khách hàng của mình.